Friday, May 23, 2014

54 tổ chức phi chính phủ (NGOs) ra tuyên bố chung phản đối Trung Quốc

54 tổ chức phi chính phủ (NGOs) ra tuyên bố chung phản đối Trung Quốc

Tất cả các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đều không đồng tình trước những hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đã ra tuyên bố chung để phản đối
Tuyên bố này khẳng định, quyền sống trong hòa bình là một quyền cơ bản của con người, dù người đó là người dân tộc thiểu số, di cư, phụ nữ hay trẻ em, người đó sống ở Việt Nam, Singapore, Thái Lan hay Trung Quốc. Trách nhiệm của các chính phủ và các tổ chức quốc tế là đảm bảo hòa bình để nhân dân các nước mưu cầu hạnh phúc và thực hành quyền phát triển của mình.
Đây chính là đòi hỏi của luật pháp quốc tế mà các Chính phủ có trách nhiệm phải tuân thủ. Đây cũng chính là tinh thần của Hiến chương Liên Hợp quốc và Công ước Luật Biển quốc tế (UNCLOS, 1982), trong đó xác nhận quyền vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý kể từ đường cơ sở của quốc gia.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua chính phủ Trung Quốc liên tục có những tuyên bố và hành động đi ngược lại tinh thần của luật pháp quốc tế ở biển Đông. Những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ, và hành vi xâm lấn mang tính áp đặt của Trung Quốc gây lo ngại cho nhiều nước trong khu vực ASEAN như Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.
Gần đây nhất, tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đã đưa giàn khoan Haiyan Shiyou 981, cùng nhiều lực lượng có vũ trang hoạt động tại khu vực nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, phá vỡ thỏa thuận “Tất cả các bên cam kết kiềm chế thực hiện những hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định” như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC, 2002) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.
Sau khi đưa ra quan điểm: “Bảo vệ hòa bình, duy trì an ninh và các quyền con người là mối quan tâm hàng đầu của nhân dân Việt Nam, nhân dân ASEAN, và cộng đồng quốc tế”, tuyên bố của các NGOs ở Việt Nam kêu đề nghị ba điểm:
Thứ nhất, yêu cầu chính phủ Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan và các phương tiện vũ trang ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và an toàn của người dân, đặc biệt là hàng triệu ngư dân Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi vi phạm những quy tắc cơ bản của luật quốc tế, không có những hành động tương tự ở biển Đông gây phương hại đến hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở khu vực và quốc tế.

Thứ hai, chính phủ Việt Nam kiên quyết phản đối và ngăn cản một cách hòa bình hoạt động xâm phạm trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cập nhật thông tin thường xuyên về biển Đông cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân trong, ngoài nước, và bạn bè quốc tế tự do thể hiện quan điểm, cảm xúc phản đối hành động sai trái của Trung Quốc một cách hòa bình và không bạo động.

Thứ ba, nhân dân Việt Nam, nhân dân ASEAN, nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước lên tiếng kêu gọi Chính quyền Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền sống trong hòa bình và thực hành sinh kế của nhân dân, đặc biệt là ngư dân Đông Nam Á.
Cho tới thời điểm này, bênh cạnh tác tiếng nói của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan đoàn thể và các hội nghề nghiệp ở khắp Việt Nam, các NGOs đã góp thêm một tiếng nói, phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc.
background